Thủ tục bỏ bát hương khi chuyển nhà cần được thực hiện chuẩn phong thủy vì nó mang ý nghĩa về mặt tâm linh. Tùy vào từng trường hợp, bát hương có thể bỏ hoặc không khi chuyển nhà. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết dưới đây nhé!
Trường hợp nào nên bỏ bát hương khi chuyển nhà?
Thông thường, mỗi gia đình sẽ có 5 loại bát hương gồm: Bát hương thờ Phật, thờ gia tiên, thờ ông Công ông Táo, thờ Thần Tài, Thổ Địa. Tùy vào việc gia chủ thờ cúng gì mà quan niệm bỏ bát hương sẽ khác nhau.
Dưới đây là trường hợp nên/không nên bỏ bát hương khi chuyển nhà:
- NÊN: Áp dụng cho những gia chủ thờ thần linh, thờ Phật. Khi chuyển nhà, gia chủ không cần mang theo mà có thể mang hóa đi.
- KHÔNG NÊN: Bát hương bàn thờ gia tiên không nên bỏ khi chuyển nhà mà nên đem theo đến nơi ở mới. Bởi, theo văn hóa tâm linh , gia tiên sẽ luôn đi theo để bảo vệ và phù hộ độ trì cho con cháu.
Thủ tục bỏ bát hương khi chuyển nhà
Cần chuẩn bị
– Ngày/giờ tốt: Cần xem ngày, giờ tốt dựa vào tuổi mệnh của gia chủ
– Mâm cúng: Trái cây, bánh kẹo, trầu cau, các đồ cúng bao gồm bát gạo, bát muối, xôi, thịt gà luộc, thịt heo, chè, thuốc lá, rượu
– Văn khấn bỏ bát hương cũ: Nên viết hoặc in văn khấn ra giấy để đọc cho trôi chảy, trang trọng.
“Con Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần)
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương. Con kính lạy Ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ, chư vị Tôn Thần. Con kính lạy ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân. Con kính lạy ngài Ngũ Phương, Ngài Ngũ Thổ, Ngài Phúc Đức Tôn Thần. Con kính lạy các ngài Tiền Hậu Địa Chủ Tài thần. Con kính lạy các bậc gia tiên và chư vị Tôn Thần cai quản trong xứ đất này.
Con kính lạy Cao tằng tổ khảo; Cao tằng tổ tỷ; Bá thúc huynh đệ; cô di tỷ muội; nội ngoại dâu rể; Bà cô tổ, ông mãnh; Hội đồng Gia tiên họ: (họ của nhà mình)……………….. Kính mời các cụ hiển linh.
Hôm nay, ngày……tháng……năm……. (âm lịch)
Tên con là:…………………………………….Sinh năm: ……………………. Cùng các các thành viên trong gia đình con gồm: (Họ tên……………………. Năm sinh………………….) Chúng con cư ngụ tại: …………………………
Hôm nay nhân ngày lành tháng tốt tín chủ con cùng toàn thể con cháu trong nhà xin được đọc văn khấn thay bát hương cũ và thành tâm sắm lễ, hương hoa lễ vật, dâng lên trước án để bỏ bát hương cũ, thay bát hương mới thần linh và gia tiên, cầu cho mọi sự tốt đẹp, khang thịnh hơn.
Chúng con kính mời các chư vị Tôn Thần cai quản trong xứ đất này. Cúi xin các ngài nghe thấu tâm can, đáp lễ lời mời, giáng lâm trước án.
Nay tín chủ con muốn thay bát chân nhang, trước là để cảm tạ ơn trên, các vị thần linh, gia tiên đã phù hộ độ trì cho toàn gia chúng con được bình an vô sự. Nay tín chủ con xin được thay bát hương mới để nơi thờ phụng các vị thần linh, gia tiên được khang trang, tươi đẹp hơn.
Sau lễ này chúng con xin phép được thay bỏ bát hương cũ bằng bát hương mới, mong các ngài lại ngự vào hiển linh vào bát chân nhang để toàn gia chúng con tiếp tục được thờ phụng. Tín chủ con lại kính mời vong linh tổ tiên, Ông bà Tiền chủ, Hậu chủ ở trong xứ đất này đáp lễ lời mời, chứng giám lòng thành, phù hộ độ trì cho toàn gia chúng con luôn được bình an, may mắn, mọi sự tốt lành.
Chúng con kính lạy lễ bạc tâm thành,cúi dâng trước án, cúi xin mong được phù hộ độ trì.
Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần)”
Thủ tục bỏ bát hương khi chuyển nhà
Bước 1: Chủ nhà vái lạy 3 lạy trước bát hương, đọc văn khấn mời các ngài thụ hưởng lễ vật và xin phép được giải xá bát hương
Bước 2: Sau khi đọc xong văn khấn, gia chủ hóa vàng mã và văn khấn, rải gạo, muối ở trước ngõ
Bước 3: Bát hương cũ sau khi làm thủ tục xin giải xá, gia chủ có thể chọn các hình thức bỏ như sau:
- Bát hương bằng đồng: Tốt nhất đem lên chùa gửi để nhà chùa nấu chảy đúc chuông đồng. Không nên bát đồng nát
- Bát hương bằng gốm, sứ: Đập nhỏ ra và cho vào túi chôn xuống đất trong vườn. Không nên vứt lung tung vì như vậy là vô lễ với các vị thần linh và gây thương tích cho người khác.
Các câu hỏi thường gặp về thủ tục bỏ bát hương
Ai là người thực hiện thủ tục bỏ bát hương khi chuyển nhà?
Gia chủ có thể đứng ra thực hiện thủ tục bỏ bát hương nếu không mời các thầy hoặc pháp sư. Quan trọng nhất vẫn là thành tâm khi thực hiện các nghi lễ.
Những trường hợp nào nên bốc bát hương mới khi chuyển nhà?
- Phong thủy nhà cũ không tốt, gia chủ có mong muốn thay đổi toàn bộ bàn thờ
- Bát hương cũ có kèm tờ hiệu ghi địa chỉ nhà cũ, bắt buộc phải bốc bát hương mới
- Nhà mới quá xa, không thuận tiện mang theo bát hương
Trên đây là thủ tục bỏ bát hương khi chuyển nhà chuẩn nhất mà gia chủ cần nắm. Thực hiện nghi thức với sự thành tâm sẽ được các ngài bề trên phù hộ và mang lại nhiều may mắn, tránh phạm đại kỵ.