Nghi thức cúng ông Công ông Táo về trời không cần phải tổ chức cầu kỳ nhưng cần phải chu đáo và thể hiện được tấm lòng của gia chủ. Vậy lễ cúng ông Công ông Táo cần những gì lễ vật gì và thời gian cúng ông Công ông Táo diễn ra như thế nào?

Nguồn gốc ông Công ông Táo
Nguồn gốc
Nguồn gốc và sự tích Ông Công Ông Táo được lưu truyền dưới nhiều câu chuyện khác nhau. Theo người xưa truyền tai nhau, Táo Quân là vua bếp gồm có hai Táo ông và một Táo bà, họ cũng chính là vị thần quyết định phúc đức của gia đình gia chủ.
Hằng năm vào ngày 23 tháng Chạp hằng năm, ông Công ông Táo sẽ cưỡi cá chép lên chầu Trời để báo cáo với Ngọc Hoàng về tất cả những điều thấy ở trần gian cả việc tốt lẫn việc xấu và những gì chưa làm được. Từ đó, Thiên đình sẽ đưa ra những thưởng phạt rõ ràng cho từng gia đình.
Vì vậy xuất phát từ tín ngưỡng đó, lễ đưa ông Công ông Táo về trời luôn được tiến hành một cách trang trọng nhất.
Theo truyền thống dân gian, thời gian cúng Táo Quân có thể bắt đầu từ ngày 21 âm lịch (tức thứ năm ngày 12/1,) và kết thúc trước khi hết giờ Ngọ (từ 11 giờ đến 13 giờ) ngày 23 tháng Chạp hằng năm vì đây là thời điểm các thần tập trung để lên đường về Trời.
Thời gian
Theo năm dương lịch 2023, ngày 23 tháng Chạp âm lịch sẽ rơi vào thứ bảy (14/01), nhiều người vẫn phải đi làm. Vì vậy không nhất thiết cứ phải cúng vào trưa của 23 tháng Chạp mà bạn có thể bắt đầu từ trước ngày 21 và nhớ phải kết thúc trước khi hết giờ Ngọ (từ 11 giờ – 13 giờ) ngày 23 tháng Chạp nhé.

Hy vọng với những thông tin trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ngày cúng Ông Công Ông Táo hằng năm. Và chỉ còn ít ngày nữa thôi là bạn có thể cúng rồi đấy, dù bận đến mấy thì hãy dành thời gian để cúng các Táo nhé.
Nếu vẫn chưa biết cách cúng ông Công ông Táo như thế nào thì hãy theo dõi bài viết tiếp tục nhé!
Lễ vật cúng ông Công, ông Táo
Lễ vật cúng ông Táo gồm có:
- Mũ ông Công ba chiếc: Hai mũ ông và một mũ bà. Mũ dành cho ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ của bà Táo thì không có cánh chuồn. Tuy nhiên nhiều người chỉ cúng một cỗ mũ ông Công (có hai cánh chuồn) để tượng trưng.
- Cá chép: Là phương tiện di chuyển của ông Công, ông Táo. Bạn có thể sử dụng cá chép giấy hoặc cá chép thật đều sử dụng được. Ngoài miền Bắc người ta còn cúng một con cá chép sống thả trong chậu nước ngụ ý “cá chép hóa rồng” nhưng tại miền Nam thường sử dụng cá chép giấy nhiều hơn.
- Tiền vàng.
- 1 chiếc áo.
- 1 đôi hia bằng giấy.
Màu sắc của áo, mũ và hia cúng ông Táo cũng thay đổi theo từng năm tuỳ thuộc vào ngũ hành như sau:
- Năm hành kim sẽ cúng áo, mũ và hia màu vàng
- Năm hành mộc sẽ cúng áo, mũ và hia màu trắng
- Năm hành thủy sẽ cúng áo, mũ và hia màu xanh
- Năm hành hỏa sẽ cúng áo, mũ và hia màu đỏ
- Năm hành thổ sẽ cúng áo, mũ và hia màu đen
Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo
Tùy theo từng gia đình mà ngoài các lễ vật chính kể trên, người ta làm lễ mặn để tiễn ông Táo Quân về Trời.

Mâm cúng ông Táo cơ bản bao gồm:
- Thịt heo luộc
- Gà luộc hoặc quay
- Đĩa rau xào
- Hành muối
- Xôi gấc
- Giò heo
- Canh mọc
- Trà, rượu, trái cây.
- 1 đĩa gạo
- 1 đĩa muối
- 1 tập giấy tiền, vàng mã
- 1 lọ hoa cúc
Ngày nay, mâm cỗ cúng ông Táo được làm đơn giản khá nhiều, không bắt buộc phải đầy đủ tất cả các món như mâm cỗ truyền thống. Nếu gia đình nào không có điều kiện chỉ cần làm mâm cúng đơn giản từ 3 món là đã được.Tuy nhiên, mâm cúng ông Táo ở ba miền đều có nét đặc trưng riêng.
Ngoài ra, nơi đặt mâm cỗ cúng ông Công ông Táo cũng rất quan trọng. Cần được đặt trang trọng ở vị trí bàn thờ gia tiên để bày tỏ lòng thành kính của gia chủ.
Xem thêm: Cùng tìm hiểu xe liên doanh là gì?
Những điều kiêng kị khi cúng ông Công ông Táo
Trước khi đọc văn khấn thì gia chủ cần phải tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc nghiêm túc, kín đáo và lịch sự, thể hiện sự tôn kính của gia chủ đối với các quan thần của nhà Trời.

Đọc văn khấn phải đọc với thái độ nghiêm túc, thành tâm, đọc to, rõ ràng, rành mạch. Tuy nhiên không nên cầu xin tài lộc, sung túc mà chỉ nên xin Táo báo những việc tốt đẹp trong năm lên Ngọc Hoàng.
Tuyệt đối không cúng sau lúc 12 giờ của ngày 23. Không được thả cá chép từ trên cao xuống. Không đặt mâm lễ cúng ông Táo ở dưới nhà bếp. Ngoài việc chuẩn bị mâm cơm cúng, lễ vật cúng, rượu, trà, trái cây… cũng quan trọng không kém trong nghi lễ tiễn ông Táo về trời.
Tiễn ông Công ông Táo về trời là phong tục truyền thống của người Việt vào những dịp cuối năm. Đây được xem là thời khắc quan trọng trong dịp lễ tết mà mọi người mong muốn ông Táo trình báo những vấn đề xảy ra trong năm qua của gia đình.
Xem thêm: Cúng xe ô tô mới – Lựa chọn ngày, lễ vật và văn khấn cúng xe
Có cúng rước ông Táo không?
Theo phong tục dân gian, thì thường ngày 30 tháng Chạp, sẽ là ngày cúng rước ông Táo về nhà. Tuy nhiên những năm không có ngày 30 thì sẽ cúng vào ngày 29 tháng Chạp. Ở một số vùng miền Trung lại thường làm lễ rước vào mùng 7 tháng Giêng hằng năm để cúng lễ tạ năm mới.
Cúng rước ông Táo ngoài miền Bắc được thực hiện từ 23h00 – 23h45 đêm giao thừa, lễ vật cúng rước ông Táo cũng giống như lễ vật cúng ông Táo ngày 23.
Hy vọng qua bài viết, các bạn đã có thêm kiến thức về nguồn gốc của ngày cúng ông Táo và giải đáp được câu hỏi cúng ông Táo ngày nào để chuẩn bị cho ngày lễ này thật chu đáo nhé!
Thay vì tự mình vận chuyển nhà với nhiều công đoạn, thời gian kéo dài thì tại sao bạn không sử dụng dịch vụ chuyển nhà trọn gói tại Hà Nội của Kiến Vàng. Với sự chuyên nghiệp của mình, Chuyển Nhà Kiến Vàng cam kết sẽ đem lại sự hài lòng tuyệt đối cho quý khách hàng và là đối tác đáng tin cậy nhất.