Tam sên chính là bộ lễ vật quan trọng bắt buộc phải có trong các lễ cúng động thổ, Khai trương, cúng vía Thần tài… Vậy bộ lễ vật Tam sên là gì mà lại quan trọng đến vậy. Trong bài viết sau sẽ giải thích đầy đủ Tam sên là gì? Ý nghĩa và những lễ vật có trong bộ Tam sên. Mời bạn đọc theo dõi.
Tam sên là gì?
Tam sên chính là bộ lễ vật gồm 3 món tượng trưng cho Thổ – Thủy – Thiên và không thể thiếu trong các lễ cúng dâng lên các vị thần linh trong các dịp lễ cúng động thổ, Khai trương, cúng vía Thần tài…Đặc biệt, trong mâm cúng Thần Tài ở các tỉnh miền Nam thì bộ tam sên này không thể thiếu được.
Tam sên( tam sanh) được hiểu là ba loài vật sống ở ba môi trường khác nhau:
Loài vật sống trên mặt đất (tượng trưng cho Thổ)
Loài vật sống dưới nước (tượng trưng cho Thủy)
Loài vật sống trên trời (tượng trưng cho Thiên)
Trong Kinh Lăng Nghiêm thì các sinh vật trong trời đất được chia làm 4 loại sanh sau:
Thai sanh:loài sinh ra từ việc mang thai như heo, bò,…
Thấp sanh: loài sinh ra nơi ẩm thấp, tự nhiên như tôm, côn trùng,…
Noãn sanh: loài sinh ra từ trứng như gà, vịt,…
Hóa sanh: Loài được sinh ra hình chất mới nhờ loại bỏ bản chất cũ như gạo hóa mọt, bông lúa hóa sâu hay cỏ mục hoá đom đóm,…
Và Tam Sên trong Kinh Lăng Nghiêm chính là 3 loài trong “ thai sanh, noãn sanh và thấp sanh”.
Xem thêm: Cách cúng cô hồn
Ý nghĩa của bộ tam sên
Bộ tam sên thường được dùng trong nhiều lễ cúng khác nhau và mang nhiều ý nghĩa khác nhau, nhưng về cơ bản thì bộ tam sên có ý nghĩa:
Mang ý nghĩa cao cả, tốt đẹp, nét truyền thống đặc sắc của dân gian Việt Nam.
Bộ tam sên chính là tượng trưng cho Thổ – Thủy – Thiên: Đất – Nước -Trời
Thể hiện cho sự thành tâm, tôn kính của gia chủ đối với các vị Thần Linh.
Tạo ra tinh thần thoải mái, lạc quan, tự tin, vui vẻ cho gia chủ khi bắt đầu công việc gì đó…
Bộ tam sên mang ý nghĩa cầu mong sự may mắn, thuận lợi, đủ đầy và tài lộc sẽ đến với gia đình…
Ngoài ra bộ tam sên trong lễ cúng Thần tài mang ý nghĩa về sở thích của Thần Tài. Tương truyền là xưa kia khi trong một lần say rượu Thần Tài đã bị rơi xuống trần gian khiến ông mất trí nhớ và quên mất mình là ai. Ông đã sống dưới trần gian một thời gian dài và trong quãng thời gian này ông rất thích ăn chuối chín, thịt lợn, uống rượu, ăn tôm, cua biển. Xuất phát từ điều này mà nhiều người tin rằng việc cúng bộ tam sên là điều phù hợp với cả quan niệm của Trời Đất, Phật giáo lẫn sở thích riêng của Thần Tài.
Bộ tam sên gồm những gì?
Khi chuẩn bị bộ tam sên cho lễ cúng thì mọi người phải chọn nguồn làm lễ vật phải sạch sẽ, tươi ngon nhất bởi đó chính tấm lòng thành tâm của gia chủ với các thần linh. Có như thế thì thân linh mới chứng giám cho và những điều mà gia chủ cầu mong mới được chấp thuận.
Cụ thể Lễ vật cúng Bộ Tam Sên bao gồm những thứ sau:
1 miếng thịt ba chỉ luộc – Tượng trưng cho Thổ.
1 quả trứng luộc ( trứng gà hoặc trứng vịt) – Tượng trưng cho Thiên.
3 con tôm luộc (có thể thay thế bằng 1 con cua luộc) – Tượng trưng cho Thủy
Xem thêm: cửu vạn có nghĩa là gì
Cúng tam sên vào những dịp nào?
Bộ tam sên thường được sử dụng trong các nghi lễ cúng như:
- Sử dụng cúng trong lễ khai trương, liên hoan nhà mới
- Sử dụng để cúng đất đai, lễ động thổ và nhập trạch
- Bộ tam sên còn được sử dụng để cúng Ông địa, Thần tài
- Bộ tam sên cũng được sử dụng trong lễ cúng thôi nôi, đầy tháng, cúng mụ cho các bé
- Ngoài ra, bộ tam sên còn được dùng trong lễ cúng tam tai, giải hạn…
Cúng tam sên có ăn được không?
Bộ tam sên cũng giống như những lễ vật khác trong mâm cúng sau khi đã hoàn thành việc cúng bái thì bạn có thể hạ xuống để cho tất cả mọi người cùng thụ lộc. Điều này vừa giúp cho bạn nhận được nhiều lộc từ Thần Tài hơn lại vừa không lãng phí lương thực.
Hơn nữa trong việc lựa chọn lễ vật của bộ tam sên thì để có được bộ cúng tam sên hoàn hảo với hình thức bên ngoài đẹp mắt và chất lượng bên trong đảm bảo chất lượng thì bạn cần phải dành ra nhiều thời gian, công sức lựa chọn chuẩn bị. Từ việc chọn mua nguyên liệu cho đến việc về chế biến và bày biện lên trên mâm cúng. Cho nên rất an tâm khi thụ lộc tam sên và lúc này mới thấy được giá trị của món đồ lễ này.