Đóng gói hàng hóa là một việc vô cùng quan trọng khi vận chuyển, sắp xếp cũng như lưu kho để đảm bảo cho hàng hóa không xảy ra vấn đề hư hỏng, va đập gây hư hỏng hàng hóa trong quá trình vận chuyển. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm được cách buộc thùng hàng một cách an toàn và hiệu quả nhất. Vì thế, trong bài viết hôm nay, chúng tôi xin chia sẻ đến các bạn những bí quyết đó. Hãy cùng tìm hiểu nhé!
Cách buộc thùng hàng khi vận chuyển
Với từng loại hàng hóa có kích thước khác nhau thì cũng sẽ có những cách buộc dây thùng hàng khác nhau. Do đó, chúng tôi sẽ chia cách buộc thùng hàng cho từng kích thước loại hàng hóa riêng lẻ, cụ thể như:
Với loại hàng hóa to, kích thước lớn:
Với loại hàng hóa này, bạn hãy chọn loại dây buộc phù hợp, có độ chắc chắn và độ dày cao. Sau đó, luồn dây quanh thùng hàng đi theo chiều dọc rồi quấn một vòng quanh thùng. Sau khi hoàn tất công đoạn này, hãy xác định vị trí trọng tâm và buộc nút thắt tại vị trí này. Tiếp theo, cố định đầu dây còn lại với con bọ và buộc chặt bằng những thiết bị chuyên dụng.
Với những thùng hàng nặng quá cỡ, nếu bạn cảm thấy 1 chiếc dây thừng ở trên chưa chắc chắn thì có thể buộc thêm 2-3 vòng dây cho chắc chắn. Điều này đảm bảo hàng hóa của bạn được an toàn, tránh rơi vỡ hoặc bị buộc lỏng lẻo trong quá trình vận chuyển.
Xem thêm: Đồ điện gia dụng gồm những gì?
Với loại hàng hóa nhỏ, kích thước cỡ vừa:
Hàng hóa có kích thước nhỏ có ưu điểm là dễ vận chuyển hơn. Trong trường hợp này, hãy chọn lọc và sắp xếp những thùng hàng nhỏ với nhau theo một hàng thẳng rồi dùng dây đai quấn các thùng lại với nhau. Buộc xiết các thùng hàng bằng các thiết bị chuyên dụng chắc chắn.
Bạn hoàn toàn có thể dùng 6 dây thép và 2 dây đan ở mỗi hướng để gia tăng độ an toàn. Mục đích chính của việc này là đảm bảo cho thùng hàng chắc chắn, an toàn và tiết kiệm tối đa diện tích chiếm đóng trên xe.
Với hàng hóa công nghiệp:
Đây là loại hàng mang tính chất đặc thù, bạn nên sử dụng dây carbon hoặc dây sắt để gia cố hàng hóa sao cho cẩn thận và chặt chẽ nhất rồi mới tiến hành siết chặt. Tương tự như những hàng hóa trên, công đoạn buộc dây thùng hàng này nhằm đảm bảo an toàn và cũng tăng tính thẩm mỹ trong quá trình phương tiện di chuyển.
Xem thêm: Phí dịch vụ chung cư là gì?
Cách buộc dây thừng chắc chắn
Nếu như ở phần bên trên, chúng tôi đã chia sẻ đến bạn cách buộc thùng hàng thì ở phần tiếp theo đây, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn một số cách buộc dây thừng sao cho kiên cố nhất, tránh tình trạng bị đứt mối giữa đường gây nguy hiểm cho người lái xe và cả những người khác khi tham gia giao thông.
Chi tiết trong phần dưới đây chúng tôi cung cấp đến bạn 5 cách buộc dây thừng chắc chắn, cụ thể như sau:
Cách thắt nút chịu đơn
Vì là kiểu đơn giản nên đây là kiểu nút thắt được sử dụng nhiều và phổ biến nhất. Tuy nhiên, loại nút này chỉ nên áp dụng khi bạn áp dụng cho việc buộc thùng hàng trong một thời gian dài, cần cố định một cách chắc chắn. Bởi lẻ kiểu thắt này khá chặt, nên khi tháo cũng rất khó khăn.
Cách buộc dây thừng kiểu nút chịu kép
Kiểu buộc này cũng tương tự như nút thắt chịu đơn. Điểm khác biệt duy nhất ở đây là trước khi cố định nút thắt, bạn cần luồn dây thêm một vòng nữa. Điều này làm cho nút thắt chịu kép chắc chắn hơn nút chịu đơn rất nhiều.
Xem thêm: Cách chống buồn ngủ
Cách buộc dây thùng hàng kiểu nút số 8
Cách buộc dây thùng hàng tiếp theo là buộc nút số 8. Cách làm cũng tương tự như nút thắt chịu đơn, nhưng bạn cần xoắn thêm 1 vòng nữa, sau đó kéo nút để cố định 2 đầu dây. Kiểu này có ưu điểm là chắc chắn và kiên cố hơn hai kiểu nút thắt được đề cập ở trên. Tuy vậy, đây cũng gây nên khó khăn cho người tháo dỡ hàng hóa, vì chúng rất khó cởi ra. Do vậy, loại nút thắt này thường được dùng để làm thang dây hoặc cố định phía trên kiện hàng
Cách thắt nút kiểu mỏ chim
Tiếp theo, cách thắt này thường được sử dụng để cố định 2 đầu dây. Kiểu nút mỏ chim được áp dụng để cố định thùng hàng thông qua 2 đầu dây được định sẵn, tránh tình trạng thùng hàng bị tuột ra trong quá trình vận chuyển. Nút thắt này rất chắc chắn và cũng gây khó khăn nếu muốn tháo cả 2 đầu dây.
Cách buộc dây thừng kiểu nút thòng lọng
Có thể nói đây là cách buộc dây khó nhất, nhưng mang hiệu quả đảm bảo tính chắc chắn của kiện hàng cao nhất. Chúng ta thường bắt gặp kiểu buộc này để bắt súc vật. Ưu điểm của nút thắt này là cho phép bạn có thể dễ dàng điều chỉnh kích thước lớn bé tùy theo vật dụng bạn muốn siết chặt. Trong trường hợp bạn muốn nới lỏng, bạn cũng có thể hoàn toàn tháo lỏng phần thòng lọng ra mà không cần gỡ bỏ hết mối thắt.
Ưu và nhược điểm khi vận chuyển thùng hàng bằng xe máy
Ưu điểm: Vận chuyển hàng bằng xe máy không chỉ linh hoạt mà còn tiết kiệm chi phí. Xe máy dễ dàng di chuyển trong những con hẻm nhỏ, giúp bạn vận chuyển hàng hóa nhanh chóng và hiệu quả. Chi phí vận chuyển bằng xe máy thấp hơn nhiều so với việc sử dụng ô tô hay xe tải. Đồng thời, việc sử dụng xe máy cũng giúp tiết kiệm thời gian và công sức, đặc biệt khi bạn có thể tự chở hàng mà không cần qua bất kỳ đơn vị trung gian nào.
Nhược điểm: Việc di chuyển bằng xe máy có những hạn chế nhất định mà chúng ta cần lưu ý. Đầu tiên, việc vận chuyển quá xa sẽ tốn nhiều thời gian và công sức, ảnh hưởng đến sức khỏe của tài xế. Trong trường hợp này, việc sử dụng phương tiện như ô tô, tàu hỏa hoặc máy bay sẽ là lựa chọn tốt hơn. Thứ hai, do giới hạn về tải trọng, xe máy không phù hợp để vận chuyển hàng hóa có kích thước lớn, tải trọng nặng. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả cho việc vận chuyển, chúng ta cần xem xét các phương tiện khác phù hợp hơn.
Lưu ý cách buộc thùng hàng khi vận chuyển bằng xe máy
Do xe máy có diện tích hẹp, đôi khi không phù hợp để vận chuyển những thùng hàng to, kích thước quá cồng kềnh. Bởi vậy, khi tiến hành buộc dây chở hàng bằng xe máy, bạn cần lưu ý đến một số vấn đề như sau:
- Không nên cố vận chuyển quá nhiều thùng hàng cồng kềnh trong một lần vận chuyển, điều đó sẽ gây khó khăn khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông
- Nên tìm hiểu và lựa chọn tuyến đường dễ đi và thuận tiện nhất để chở hàng
- Cần tránh những cung đường xấu, gồ ghề gây ảnh hưởng đến mối dây buộc thùng hàng
- Tránh vận chuyển hàng vào những giờ cao điểm, thời điểm đường đông và ách tắc vì rất khó đi.
Ràng và chở hàng cồng kềnh trên xe máy có bị phạt không?
Căn cứ theo khoản 4, điều 19, thông tư 46/2015/TT-BGTVT xe mô tô, xe gắn máy không được xếp hàng hóa, hành lý vượt quá bề rộng theo thiết kế của nhà sản xuất vì mỗi bên 0,3 mét, vượt quá sau giá đèo hàng là 0,5 mét. Chiều cao xếp hàng hóa tính từ mặt đường xe chạy không vượt quá 1,5 mét. Nếu trong phạm vi này, việc ràng hàng trên xe máy sẽ không bị xử phạt
Nếu người điều khiển xe máy có ràng hàng không đúng quy định nêu trên sẽ bị xử phạt lỗi xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn quy định. Mức phạt căn cứ theo điểm K, khoản 3, điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, cụ thể
“Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với một trong các hành vi bị vi phạm sau đây:
k) Người điều khiển xe hoặc người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt súc vật, mang vác vật cồng kềnh; người được chở trên xe đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái; xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn quy định; điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác”
Lưu ý: Trong trường hợp chở hàng cồng kềnh gây chết hoặc thương tật người khác khi tham gia giao thông có thể bị phạt tù
Đó là toàn bộ những chia sẻ của chúng tôi về cách buộc thùng hàng giúp bạn dễ dàng trong quá trình vận chuyển. Hy vọng những công thức và các mẹo vặt ở trên sẽ có ích cho bạn. Hãy áp dụng chúng trong mỗi chuyến hàng của mình để cung đường đi thêm an toàn và chắc chắn nhất nhé! Nếu còn thắc mắc hay gặp khó khăn gì, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải quyết.