Hướng dẫn cách cúng ông Táo về nhà mới (Đầy đủ)

Khi di chuyển nơi ở từ nhà cũ sang nhà mới, theo phong tục tập quán của người Việt thì gia chủ cần phải cúng ông Táo về nhà mới. Đây là một việc hết sức quan trọng đối với gia chủ. Bài viết này sẽ cùng các bạn đi tìm hiểu kĩ hơn về cách cúng ông Táo về nhà mới.

Ý nghĩa của nghi thức thỉnh bài vị ông Táo về nhà mới

Thỉnh bài vị ông Táo về nhà mới rất quan trọng
Thỉnh bài vị ông Táo về nhà mới rất quan trọng

Xem thêm chuyển nhà tiếng anh là gì.

Đây là phong tục tập quán của người dân Việt Nam bắt nguồn từ thời xa xưa. Theo quan niệm này, ông Táo là vị thần trông coi, cai quản gia đình mỗi người. Vị thần này luôn ở bên cạnh, coi sóc xem gia chủ gặp phải khó khăn gì, tình hình gia đình ra sao. Đến ngày 23 tháng chạp hàng năm, ông Táo sẽ lên thiên đình trình tấu những khó khăn, vướng mắc mà gia đình gặp phải. Nhờ đó Ngọc Hoàng nắm được tình hình ở dưới hạ giới và có biện pháp giúp đỡ kịp thời.

Khi chuyển từ nhà cũ sang nhà mới, gia chủ phải làm lễ đón ông Táo sang. Đây là một nghi lễ để mời ông Táo sang chỗ ở mới và mong ông tiếp tục che chở cho cả gia đình.

Ông Công ông Táo – câu chuyện về tình nghĩa vợ chồng

Ngày xửa ngày xưa, có đôi vợ chồng Trọng Cao và Thị Nhi. Tuy nhiên, vì không có con nên họ thường xuyên cãi vã. Trong một lần mâu thuẫn, Thị Nhi bỏ nhà đi. Sau nhiều ngày tìm kiếm không thấy vợ, Trọng Cao hối hận và cũng đi theo.

Tình cờ, Trọng Cao đến đúng nhà Thị Nhi, lúc này đã lấy Phạm Lang. Nhìn thấy chồng cũ, Thị Nhi thương cảm và mời anh vào nhà. Tuy nhiên, Phạm Lang bất ngờ trở về và vì hiểu lầm nên đã đốt lùm rơm nơi Trọng Cao trốn. Thấy chồng gặp nguy hiểm, Thị Nhi lao vào cứu, Phạm Lang cũng nhảy theo. Cả ba vì thế mà cùng thiệt mạng.

Cảm động trước tình nghĩa của họ, Ngọc Hoàng đã phong cho Phạm Lang làm Thổ Công, Thị Nhi làm Thổ Kỳ và Trọng Cao làm Thổ Địa, cai quản việc bếp núc, chợ búa và nhà cửa, đồng thời mang lại bình yên và may mắn cho mọi gia đình.

Cách lập bàn thờ ông Táo về nhà mới

Cần chuẩn bị đủ vật dụng để lập bàn thờ mời ông Táo
Cần chuẩn bị đủ vật dụng để lập bàn thờ mời ông Táo

Để lập bàn thờ ông Táo về nhà mới, gia chủ cần lau rửa sạch sẽ bàn thờ và xếp ngay ngắn. Sau đó chuẩn bị các vật dụng sau:

  • Bát nhang
  • Bài vị ông Táo
  • Bình cắm hoa
  • Đĩa đựng trái cây, bánh kẹo
  • Chén nước

Bài cúng rước ông Táo về nhà mới

Văn khấn rước ông Táo về nhà mới có rất nhiều dị bản khác nhau. Tuy nhiên đa số các dị bản đều có chung một nội dung. Bạn đọc có thể tham khảo bài văn khấn cúng rước ông Táo sau đây:

Đối với văn khấn cúng ông Táo, gia chủ có thể dựa vào bài khấn cụ thể dưới đây.

Nội dung bài cúng đón ông Táo về nhà mới:

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Con lạy chín phương trời! Con lạy mười phương đất.

Con lạy ngài Đông trù tư mệnh Táo phủ thần quân giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật.

Hôm nay là ngày…tháng…năm

Gia đình chúng con mới chuyển đến đây là: …..

Chúng con thành tâm sắm mâm lễ quả cau lá trầu, hương hoa trà quả. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái, kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.

Nhờ hồng phúc tổ tiên, thần linh linh thiêng phù trì, chúng con đã tạo lập được ngôi nhà mới. Nhân chọn được ngày lành tháng tốt, thiết lập án thời, kê giường nhóm lửa, kính lễ khánh hạ.

Chúng con lễ bạn tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Xem thêm: Biển số xe Chương Mỹ chính xác nhất

Cách cúng ông Táo về nhà mới

 Gia chủ phải dâng nước lên để mời Gia tiên, Thần linh
Gia chủ phải dâng nước lên để mời Gia tiên, Thần linh

Sau khi đã đặt bàn thờ cúng ông Táo đúng vị trí, gia chủ thực hiện các bước sau

  • Bước 1: Bày lễ vật đã chuẩn bị lên mâm cúng ông Táo. Chọn hướng đẹp để tiến hành cúng bái.
  • Bước 2: Gia chủ thắp 3 nén nhang và cắm thẳng vào bát nhang
  • Bước 3: Thắp nhang cắm lư để xin nhập trạch. Đồng thời đây cũng là bước để gia chủ xin phép rước vong linh Gia tiên về nhà mới để thờ phụng.
  • Bước 4: Đọc bài khấn. Bài khấn nhập trạch sẽ gồm 2 phần. Phần đầu là Văn khấn Thần linh và phần sau là Văn khấn cáo yết gia tiên. Cuối cùng là bàn văn khấn để mời ông Táo về nhà mới.
  • Bước 5: Dâng nước lên mời Thần linh và Gia tiên

Cúng đón ông Táo về nhà ngày 7 tháng giêng

Tại một số vùng miền đặc biệt như Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, có nghi thức mời ông Táo về nhà vào ngày 7 tháng Giêng, hay còn gọi là Lễ Khai Hạ. Lễ Khai Hạ thường được tổ chức cùng với lễ tạ năm mới. Các nghi thức cúng đóng ông Táo về nhà vào ngày 7 tháng Giêng gần giống với lễ tạ năm mới.

Mâm cúng ông Táo về nhà mới

Mâm cúng ông Táo về nhà mới giống nghi lễ ngày 23/12
Mâm cúng ông Táo về nhà mới giống nghi lễ ngày 23/12

Mâm cúng ông Táo về nhà mới phải được gia chủ chuẩn bị đầy đủ như ngày 23 tháng Chạp hàng năm. Theo quan niệm dân gian thì ông Táo sẽ cưỡi cá chép. Do đó mâm cúng ông Táo về nhà mới phải có bộ quần áo ông Táo. Bộ này bao gồm 3 chiếc mũ, một đôi giày và một chiếc áo cùng với cá chép.

Bên cạnh đó, mâm cúng gồm có trầu cau, hương, đèn nến, lọ hoa, tiền vàng, hoa quả, bánh kẹo đối với cỗ ngọt và cơm thịt đối với cỗ mặn. Sau khi cúng bái xong gia chủ có thể đem mâm cúng đi chia để phát lộc cho mọi nhà.

Lưu ý khi đặt bàn thờ ông táo

Sau đây là một số lưu ý cho gia chủ khi đặt bàn thờ ông Táo

  • Không nên đặt bàn thờ ông Táo quá xa bếp. Đặt theo hướng bếp để ông Táo có thể dễ dàng theo dõi, quan sát việc bếp núc.
  • Bàn thờ ông Táo phải không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ hoạt động nấu nướng nào.
  • Không đặt bàn thờ ông Táo gần nơi có nước. Theo phong thủy, hỏa khắc thủy có thể gây ra cãi vã, tranh chấp.

Trên đây là những thông tin hữu ích về cách mời ông Táo về nhà mới hy vọng đã giúp bạn biết được toàn bộ cách thức thực hiện nghi thức này một cách đúng, đủ nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0961729729
Contact