Kiến ba khoang cắn thì bôi gì? Cách xử lý nhanh nhất

Trong cơ thể của kiến ba khoang chứa chất độc gây nguy hiểm đến sức khỏe và hậu quả nghiêm trọng. Vậy cần làm gì khi bị kiến ba khoang cắn? Kiến ba khoang cắn thì bôi gì? Kiến Vàng sẽ giúp bạn có cách xử lý nhanh nhất trong bài viết sau.

Kiến ba khoang là loại côn trùng chúng ta rất dễ gặp phải nhất là vào mùa thu. Đặc biệt là vào vụ thu hoạch lúa từ tháng 9 đến tháng 11. Nếu không may bị nó cắn sẽ để lại một dấu vết rất lớn. Vậy phải làm sao để xử lý vết cắn này? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé!

Kiến ba khoang là gì? Đặc điểm hình dáng kiến ba khoang

Kiến ba khoang, hay còn gọi là rove beetles, là một loại bọ cánh cứng phổ biến sống trên đồng ruộng từ lâu đời, đặc biệt là ở các vùng có khí hậu ẩm ướt. Chúng có thân hình thon nhỏ, dài khoảng 0,7 – 1cm và ngang 2 – 5mm, với 3 đôi chân và bụng có đốt, thon nhọn về phía đuôi. Kiến ba khoang có cánh trong suốt gấp gọn dưới cánh cứng, hiếm khi bay và di chuyển rất nhanh trên mặt đất.

Phần đầu và bụng dưới của kiến ba khoang thường có màu đen, trong khi ngực và bụng trên thường có màu đỏ và vùng giữa phát quang ngũ sắc, óng ánh màu xanh, kèm theo đôi cánh cứng. Đầu của kiến ba khoang nhỏ, có hai râu đơn chia thành nhiều đốt mở rộng về phía trước. Một phần của đầu là màu đen, sau đó là ngực và elytra (bao gồm cánh và 3 phân đoạn bụng đầu tiên), và cuối cùng là phần bụng màu đỏ xen kẽ với màu đen, tạo ra một mẫu màu đen – đỏ – đen – đỏ – đen từ đầu đến cuối cơ thể.

Xem thêm: những kiêng kỵ khi kê giường ngủ.

Hình dáng của kiến ba khoang
Hình dáng của kiến ba khoang

Chất độc có trong kiến ba khoang

Theo các chuyên gia của cục Y Tế dự phòng, kiến ba khoang chứa độc tố Pederin trong cơ thể. Đây là một chất độc rất mạnh, mạnh gấp 12-15 lần so với nọc rắn hổ nhưng do tiếp xúc nhỏ và chỉ nằm ở bề mặt da nên không gây tử vong.

Pederin có thể gây viêm da, ngứa và rát khi tiếp xúc. Chất độc này có trong máu của kiến ba khoang, ngay cả khi chúng đã chết khô 8 năm thì độc tính vẫn tồn tại.

Khi giết kiến ba khoang, da tiếp xúc với chúng có thể bị nhiễm độc, dẫn đến viêm da nặng vì pederin có thể thấm qua da. Nếu không rửa tay ngay sau đó, chất độc có thể lan sang các vùng da khác. Nếu pederin dính vào mắt, có thể gây viêm kết mạc và vùng mềm quanh mắt, trong trường hợp nặng hơn có thể gây mù tạm thời.

Xem thêm: Mâm cúng giỗ gồm những gì?

 Kiến ba khoang cắn có thể dẫn tới viêm da nặng 
Kiến ba khoang cắn có thể dẫn tới viêm da nặng

Khi bị dính chất độc từ kiến ba khoang, đầu tiên người bệnh sẽ có cảm giác râm ran, sau 6-8 giờ sẽ xuất hiện rát đỏ, 12-24 giờ tiếp theo các tổn thương điển hình sẽ dần được hình thành. 

Một số trường hợp khi bị dính độc tố từ kiến ba khoang có thể bị sốt, nổi hạch, biến chứng nhiễm trùng toàn thân. 

Cách xử lý khi bị kiến ba khoang cắn

Theo các chuyên gia y tế, khi bị kiến ba khoang cắn, bạn cần xử lý vết đốt ngay từ ban đầu để tránh tổn thương cho da. Đừng đập hay giết kiến, hãy thổi chúng đi để tránh lan rộng chất độc.

Bước 1: Vệ sinh vùng da bị cắn bằng cồn 70 độ và rửa kỹ. Đối với trẻ em, hãy rửa chỗ bị cắn dưới nước chảy và sau đó bôi thuốc làm dịu da.

Bước 2: Bôi mỡ corticoid 4-6 lần mỗi ngày.

Bước 3: Sử dụng kem phenaegan 8-10 lần mỗi ngày, miết mạnh vào vùng da bị cắn cho đến khi khô thuốc.

Nếu tình trạng nặng, hãy đến ngay bác sĩ da liễu để tránh biến chứng. Hãy tránh mua thuốc tự ý hoặc sử dụng các biện pháp không rõ nguồn gốc có thể gây hại cho da.

Xem thêm: Cách cúng tết Đoan Ngọ,

Kiến ba khoang cắn thì bôi gì?

Dưới đây là một số loại thuốc giúp sát khuẩn, làm dịu da và cải thiện vùng da tổn thương do kiến ba khoang cắn:

  1. Xanh methylen: Được sử dụng trong điều trị chốc lở, viêm da mủ và các bệnh nhiễm ngoài da khác.
  1. Milian: Dùng để điều trị nhiễm virus ngoài da như chàm, chốc lở, viêm da mủ.
  1. Corticoid: Giảm viêm da và chống dị ứng mạnh.
  1. Fucidin: Dùng để điều trị chốc, viêm nang lông, vết thương nông, bệnh nấm da và nhiều tình trạng khác.
  1. Acyclovir: Làm chậm sự phát triển và lây lan của virus.
  1. Hồ Nước: Trị mụn bọc, viêm da, giời leo, mẩn ngứa, dị ứng và nhiều tình trạng khác.
  1. Diphenhydramine: Giảm đau, ngứa, làm dịu da khô, nứt nẻ, trầy xước, viêm da.

Nhớ tuân thủ đúng liều lượng và hướng dẫn của bác sĩ để tránh phản ứng phụ. Chăm sóc da đúng cách sẽ giúp bạn nhanh chóng hồi phục từ vết thương.

Cách đuổi và phòng chống kiến ba khoang

Kiến ba khoang rất dễ bị thu hút bởi đèn ánh sáng nên những khu dân cư ở đô thị, nhà cao tầng là những địa điểm chúng thường hay tới. Một số cách đuổi và phòng chống côn trùng này như: 

  • Thường xuyên phun thuốc diệt côn trùng.
Phun thuốc diệt côn trùng thường xuyên
Phun thuốc diệt côn trùng thường xuyên
  • Không nên bật điện quá sáng vào ban đêm tránh thu hút sự chú ý của kiến ba khoang.
  • Mắc màn khi đi ngủ để hạn chế sự tiếp xúc của kiến ba khoang. Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát vì đây là loại côn trùng ưa thích những nơi ẩm thấp.
  • Bẫy bắt kiến ba khoang bằng cách dùng ánh sáng mạnh thu hút chúng đến một vị trí nào đó, phía dưới đặt chậu nước hoặc dùng băng dính bắt kiến. 
  • Không nên để nhiều đồ vật gần các bóng đèn điện nhằm hạn chế môi trường sống của chúng. 
  • Trồng sả, dạ hương quanh khu vực mình sinh sống có tác dụng đuổi côn trùng. 
  • Giũ mạnh quần áo trước khi mặc vì chúng có thể bám trên đó.

Qua bài viết này bạn đã biết cách xử lý khi bị kiến ba khoang cắn rồi phải không nào? Nếu không được xử lý và điều trị đúng cách nó sẽ để lại những hậu quả nghiêm trọng. Hãy tạo cho mình một môi trường sống thoáng mát để chống lại sự xuất hiện của các loại côn trùng nhé. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0961729729
Contact