Cúng giỗ không chỉ thể hiện nét văn hóa thờ cúng, mà còn là dịp con cháu quây quần thành kính tưởng nhớ về những người đã khuất. Bất kỳ ngày giỗ nào trong năm cũng đề quan trọng và được chuẩn bị cẩn thận, chu đáo. Nhất là Mâm cỗ cúng giỗ. Vậy Mâm cúng giỗ gồm những gì? Và những lưu ý khi chuẩn bị mâm cơm cúng giỗ để ngày giỗ được trọn vẹn. Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài sau nhé!
Mâm cúng giỗ gồm những gì?
Cúng giỗ là nét đẹp tâm linh truyền thống của người Việt. Trong ngày giỗ, gia đình tụ tập, tưởng nhớ và cầu nguyện cho tổ tiên. Mâm cơm cúng được chuẩn bị kỹ lưỡng với xôi gà, rượu thịt và các món ăn truyền thống. Mỗi miền đất nước lại có những món ăn đặc trưng riêng trong bữa cúng giỗ. Đây thực sự là dịp quan trọng để thể hiện lòng thành kính và ghi nhớ người đã khuất.
Xem thêm: Cách cúng tết Đoan Ngọ,
Mâm cơm cúng giỗ miền Bắc
Xem thêm:những kiêng kỵ khi kê giường ngủ.
Con người miền Bắc rát cẩn thận, kỹ tính thế nên mâm cơm cúng giỗ cũng được chuẩn bị rất cẩn thận, cầu kỳ. Mâm cơm cúng giỗ truyền của người miền bắc là một mâm cỗ gồm nhiều món sau:
- Gà luộc (có thể thay thế bằng thịt lợn luộc)
- Xôi gấc( hoặc có thể sử dụng xôi lạc, xôi đậu xanh)
- Cơm trắng và trứng gà luộc
- Giò chả
- Bánh chưng
- Chân giò hầm với măng khô, mộc nhĩ
- Nem cuốn rán
- Tôm tẩm bột chiên giòn hoặc tôm hấp
- Thịt đông cùng với dưa chua
- Một số món xào như: giá đỗ xào, miến xào lòng gà
- Các món rau củ quả dễ ăn như: rau luộc hay nộm
Ngoài ra bạn đọc có thể tham khảo thêm mâm cỗ của miền bắc:
- Bánh chưng
- Giò tai
- Giò lụa
- Chả quế
- Canh bóng thả
- Thịt gà luộc
- Nem rán
- Canh chân giò
- Miến nấu lòng gà
- Nộm đu đủ
- Tim cật xào thập cẩm
Mâm cơm cúng giỗ miền Trung
Người miền Trung nổi tiếng chịu thương, chịu khó vì thế mà trong việc chuẩn bị mâm cỗ cũng rất được chú trọng, cẩn thận chuẩn bị nhiều món ăn mang đậm chất miền Trung như sau:
- Món thịt: Thịt gà bóp với rau răm, Thịt vịt luộc chấm mắm gừng, Thịt heo quay, Thịt bò nướng, Thịt heo kho rim.
- Món tôm cá: Tôm rim hay tôm rang, cá cắt khúc chiên, vả trộn với tôm,…
- Món canh: Canh bún nổi giò heo, canh ổ qua nhồi thịt, canh củ hầm thịt bò,…
- Món xào: Đậu cô ve xào, su su xào, su hào xào,…
Ngoài ra còn có thêm nem chả, món gỏi, chả ram,… cũng sẽ được bày biện thêm ở trên mâm cúng
Xem thêm: Khi về nhà mới nên mang vật dụng gì trước,
Mâm cơm cúng giỗ miền Nam
Người dân miền Nam vốn cởi mở và giản dị vì thế mà Mâm cúng giỗ của người dân miền Nam thường có phần đơn giản hơn, vẫn là những món ăn quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày.
- Món kho: Cá lóc, thịt heo kho với nước dừa đúng chuẩn vị của người miền Nam.
- Món luộc: thịt ba rọi luộc thái mỏng.
- Món hầm: thịt heo hầm với măng tre.
- Món xào: xào mặn, xào chua, xào rau cùng đồ lòng, hay các món xào với tôm. Nhưng không bao giờ có thịt rừng bên trong những món xào ở trên mâm cúng giỗ của người miền Nam.
Lưu ý khi chuẩn bị mâm cơm cúng giỗ
Trong khi chuẩn bị mâm cơm cúng giỗ chúng ta cần phải lưu ý những điều sau
- Trong những mâm cơm cúng giỗ mà gia chủ chuẩn bị. Không nên có những món mà khi còn sống người đó không thích ăn. Khuyến khích những món mà người đã khuất thích
- Lựa chọn thực phẩm rau, thịt, củ quả tươi ngon, chế biến sạch sẽ.
- Tuyệt đối không nêm nếm hay ăn thử thức ăn để dùng làm cơm cúng
- Trên mâm cúng đặc biệt không được để những món đồ sống có mùi hôi tanh khó chịu. Hoặc đặt những món gỏi trên mâm đồ cúng.
- Những món ăn như cá mè hay cá sông cũng không nên đưa lên trên bàn thờ cúng.
- Toàn bộ mâm cơm cúng ngày giỗ đều cần được đặt làm riêng. Món ăn được bày biện trên bát mới, dĩa mới.
- Nên có một bộ bát đũa riêng để bày thức ăn cho mâm cúng giỗ. Không nên sử dụng chén đũa người trần ăn thường ngày để dùng cho mâm cúng giỗ.
- Không được sử dụng đồ đóng hộp hay những món ăn được đặt ở nhà hàng vào mâm cúng