Ngũ hành tương sinh tương khắc ý nghĩa và quy luật cần biết

Quy luật ngũ hành tương sinh tương khắc là gì? Hai yếu tố này có mối quan hệ gì với nhau trong ngũ hành không? Bài viết sau về sẽ nói về Ngũ hành tương sinh khắc, ý nghĩa và quy luật cần biết.

Xem thêm: Kinh nghiệm tìm phòng trọ

Khái niệm ngũ hành tương sinh, tương khắc

Ngũ hành tương sinh

Tương sinh nghĩa là cùng thúc đẩy, hỗ trợ nhau để sinh trưởng, phát triển. Trong quy luật ngũ hành tương sinh bao gồm hai phương diện, đó là cái sinh ra nó và cái nó sinh ra hay còn được gọi là mẫu và tử.

Ngũ hành tương sinh
Ngũ hành tương sinh

Tương sinh là quy luật phát triển của ngũ hành, tuy nhiên sinh nhiều quá đôi khi trở thành tai hại. Cũng giống như cây củi khô là nguyên liệu đốt để tạo ra lửa, thế nhưng nếu quá nhiều cây khô sẽ tạo nên một đám cháy lớn, gây nguy hại đến tài sản và tính mạng của con người. Đó chính là tai họa.

Ngũ hành tương khắc

Tương khắc (Chế khắc) là sự áp chế, sát phạt cản trở sinh trưởng, phát triển của nhau. Tương khắc có tác dụng duy trì sự cân bằng nhưng nếu thái quá sẽ khiến vạn vật bị suy vong, hủy diệt. Trong quy luật ngũ hành tương khắc bao gồm hai mối quan hệ đó là: cái khắc nó và cái nó khắc.

Ngũ hành tương khắc
Ngũ hành tương khắc

Chế khắc tồn tại hai mối quan hệ: cái khắc nó và cái nó khắc. Tuy nhiên khi cái nó khắc có nội lực quá lớn sẽ khiến cho nó bị tổn thương, không còn khả năng khắc hành khác nữa.

Quy luật trong ngũ hành – Các mệnh tương sinh, tương khắc

Quy luật tương sinh, tương khắc là sự chuyển hóa qua lại giữa Trời và Đất để tạo nên và duy trì sự sống của vạn vật. Hai yếu tố này tồn tại quan hệ chặt chẽ với nhau, trong tương sinh luôn có mầm mống của tương khắc, ngược lại trong tương khắc luôn tồn tại tương sinh. Đó cũng chính là nguyên lý cơ bản để duy trì sự sống của mọi sinh vật.
Theo triết học cổ đại Trung Hoa, vạn vật trên trái đất đều được phát sinh ra từ 5 yếu tố cơ bản Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ trong môi trường tự nhiên, 5 yếu tố ấy được gọi là ngũ hành

Quy luật trong ngũ hành
Quy luật trong ngũ hành

Nguyên lý của quy luật tương sinh:

  • Mộc sinh Hỏa: Hỏa lấy Mộc làm nguyên liệu để đốt cháy, Mộc cháy tận, Hỏa sẽ tự động tắt.
  • Hỏa sinh Thổ: Hỏa sau khi đốt cháy sự vật, vật thể hóa thành tro bụi, tro bụi đó vùi đắp thành Thổ.
  • Thổ sinh Kim: Kim ẩn trong Thổ, đá, sau khi kết tinh mới chắt lọc, lấy ra được.
  • Kim sinh Thủy: Kim nếu bị nung chảy sẽ hóa thành dạng dịch thể, dịch thể thuộc Thủy.
  • Thủy sinh Mộc: Thủy tưới cho Mộc, nên cây cối xum xuê tươi tốt.

Trong tương sinh có phản sinh, quy luật phản sinh trong ngũ hành.

  • Kim hình thành trong Thổ, nhưng Thổ quá nhiều sẽ khiến Kim bị vùi lấp.
  • Hỏa tạo thành Thổ nhưng Hỏa quá nhiều thì Thổ cũng bị cháy thành than.
  • Mộc sinh Hỏa nhưng Mộc nhiều thì Hỏa sẽ gây hại.
  • Thủy cung cấp dinh dưỡng để Mộc sinh trưởng, phát triển nhưng Thủy quá nhiều Thì Mộc bị cuốn trôi.
  • Kim sinh Thủy nhưng Kim nhiều thì Thủy bị đục.

Nguyên lý của quy luật tương khắc:

Nguyên lý của quy luật tương khắc
Nguyên lý của quy luật tương khắc
  • Thủy khắc Hỏa: Nước sẽ dập tắt lửa
  • Hỏa khắc Kim: Lửa mạnh sẽ nung chảy kim loại
  • Kim khắc Mộc: Kim loại được rèn thành dao, kéo để chặt đổ cây.
  • Mộc khắc Thổ: Cây hút hết chất dinh dưỡng khiến đất trở nên khô cằn.
  • Thổ khắc Thủy: Đất hút nước, có thể ngăn chặn được dòng chảy của nước.

Trong tương khắc có phản khắc, quy luật phản khắc:

  • Kim khắc Mộc, nhưng Mộc quá cứng khiến Kim bị gãy
  • Mộc khắc Thổ nhưng Thổ nhiều sẽ khiến Mộc suy yếu.
  • Thổ khắc Thủy nhưng Thủy nhiều sẽ khiến Thổ bị sạt lở, bào mòn.
  • Thủy khắc Hỏa nhưng Hỏa quá nhiều thì Thủy cũng phải cạn.
  • Hỏa khắc Kim nhưng Kim nhiều Hỏa sẽ bị dập tắt.

Sự cân bằng trong vũ trụ có được là nhờ hai quy luật tương sinh – tương khắc luôn tồn tại song hành với nhau. Nếu chỉ có sinh mà không có khắc thì sự phát triển cực độ sẽ gây ra nhiều tác hại. Ngược lại nếu chỉ có khắc mà không có sinh thì vạn vật sẽ không thể nảy nở, phát triển. Do đó, sinh-khắc tạo ra quy luật chế hóa không thể tách rời nhau.

Ứng dụng ngũ hành tương sinh tương khắc

Ứng dụng trong y học:

Trong quan hệ sinh lý
Trong quan hệ sinh lý

Trong quan hệ bệnh lý:

Trong quan hệ bệnh lý
Trong quan hệ bệnh lýTrong quan hệ bệnh lý

Trong chẩn đoán học:

Trong chẩn đoán học
Trong chẩn đoán học

Căn cứ vào các triệu chứng dấu hiệu của ngũ sắc, ngũ thể, ngũ vị, ngũ quan, ngũ chí để tìm bệnh thuộc tạng phủ có liên quan. Đề ra nguyên tắc chữa bệnh Hư thì bổ mẹ, thực thì tả con

Hay là dùng áp dụng trong châm cứu người ta tìm ra các loại ngũ du huyệt ngũ du:

Tuỳ vào kinh âm kinh dương mỗi loại huyệt tương ứng với một hành; trong một đường kinh quan hệ giữa các huyệt là quan hệ tương sinh, giữa hai đường kinh âm và dương quan hệ giữa các huyệt là quan hệ tương khắc

Tên các huyệt ngũ du được đặt theo ý nghĩa của kinh khi đi trong đường kinh như dòng nước chảy:

Tên huyệt ngũ duÝ nghĩa của nó
Huyệt hợpNơi kinh khí đi vào
Huyệt kinhNơi kinh khí đi qua
Huyệt duNơi kinh khí dồn lại
Huyệt huỳnhNơi kinh khí chảy xiết
Huyệt tỉnhNơi kinh khí đi ra

Dưới đây là sơ đồ sắp xếp các huyệt ngũ du lien quan đến tương sinh và tương khắc của ngũ hành:

KinhLoại huyệt ngũ du 
TỉnhHùynhDuKinhHợp

ÂM

DƯƠNG

Kim

Mộc

Thủy

Hỏa

Mộc 

Thổ

Hỏa

Kim

Thủy

Thổ

Khi sử dụng huyệt ngũ du để điều trị bệnh, người ta cũng thực hiện theo nguyên tắc hư bổ mẹ và thực tả con( giảng kỹ tại phần châm cứu).

Ứng dụng trong dược học:

Người ta xét tác dụng của vị thuốc đối với bệnh tật tại các tạng phủ trên cơ sở liên quan giữa vị thuốc, màu sắc thuốc với tạng phủ

Vị thuốcMàu thuốcTác dụng vào tạng/ phủ
vị chuaMàu xanhTạng can – đởm
vị đắngMàu đỏTạng tâm / tiểu trường
vị ngọtMàu vàngTạng tỳ / vị
vị cayMàu trắngTạng phế/ đại trường
vị mặnMàu đenTạng thận / bàng quang

Người ta còn dung ngũ vị này để bào chế làm thay đổi tính dược của các vị thuốc, đưa thuốc vào các tạng theo yêu cầu điều trị

Thuốc sao vớiTác dụng vào tạng:
Sao với dấmThuốc đi vào tạng can
Sao với muốiThuốc đi vào thận
Sao với đườngThuốc đi vào tỳ
Sao với gừngThuốc đi vào phế

Dựa vào quy luật ngũ hành tương sinh, tương khắc có thể lý giải nguồn gốc những gì diễn ra trong tự nhiên, vạn vật. Từ đó áp dụng để giải quyết các vấn đề hỏa hoạn, thiên tai. Chẳng hạn như nước để dập tắt đám cháy, kim loại quý hiếm sẽ được sinh ra trong lòng đất,..Hay trồng nhiều cây để chống sạt lở..

Quy luật ngũ hành tương sinh, tương khắc còn được ứng dụng trong phong thủy, tử vi, để xem hướng nhà, hướng đất, màu sắc phong thủy, xem tuổi hợp, chọn đá phong thủy, cây phong thủy,.. các yếu tố tăng may mắn hoặc hóa giải vận đen đủi.

Xem thêm: Chuyển nhà tháng 7 âm lịch

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0961729729
Contact