Quan Thế Âm Bồ Tát là ai? Lễ cúng ngày vía Quan Âm gồm những gì?

Ai trong chúng ta cũng đều được nghe và tận mắt chứng kiến tượng Quan Thế Âm Bồ Tát. Nhưng đã mấy ai biết sự thật Quan Thế Âm Bồ Tát là ai? Nguồn gốc, Ý nghĩa ngày vía Quan Âm. Tất cả sẽ được sẻ chia trong bài viết sau, hãy cùng theo dõi để biết rõ hơn nhé.

Quan Thế Âm Bồ Tát là ai? Quan Thế Âm Bồ Tát là Nam hay nữ

Quan Âm Bồ Tát là vị thánh hiền được chúng sinh tôn kính. Trong kinh điển Phật giáo Bắc truyền có rất nhiều vị bồ tát. trong đó có Quan Thế Âm. Phật Quan Âm được nhiều người biết đến bởi hạnh nguyện và nhân duyên của Ngài đối với cõi Ta Bà.

Quan Thế Âm Bồ Tát là ai?

Theo kinh A Di Đà, Quan Thế Âm Bồ Tát cùng với Đại Thế Chí Bồ Tát là trợ tuyên của đức Phật A Di Đà, được đặt danh hiệu Đại bi Quan Thế Âm Bồ Tát: 

Đại bị tức là lòng thương người bao la, rộng lớn. 
Đại bị tức là lòng thương người bao la, rộng lớn.

Xem thêm: khử mùi thuốc lá hiệu quả.

Quan nghĩa là xem xét, quán xét

Thế là cõi thế gian

Âm là lời cầu nguyện   

Danh hiệu Đại Bi Quan Thế Âm Bồ Tát chính là diễn tả những đức tính từ bị, rộng lượng, thương người, luôn lắng nghe những lời cầu cứu, cứu độ chính sinh của Quan Thế Âm Bồ Tát. 

Khi nhân gian con người cần tình yêu thương, sự che chở, cần được xoa dịu những nỗi đau thương tang tóc trong cuộc sống hàng ngày. Thì hình tượng Quan Thế Âm Bồ Tát lại được dựng lên như một chỗ dựa tinh thần cho nhân loại. Bồ tát Quan Thế Âm được chúng sinh xem như là mẹ hiền, hiền nhất trong tất cả những người mẹ hiền. Ngài có tình yêu thương bao la vô bờ bến đối với nhân loại.

Mẹ Quan Âm có hạnh nguyện từ bi, đức độ, cứu khổ cứu nạn . Mỗi khi chúng sinh có nỗi đau, có sự cấp bách cần được cứu giúp, chỉ cần niệm danh hiệu của Ngài, Ngài sẽ lập tức quán xét và giúp đỡ. Ngài cứu khổ muôn vàn chúng sinh không biết mệt mỏi và không có giới hạn.

Trong kinh Bi Hoa, Quan Thế Âm Bồ Tát thường được đức Phật gọi là Thiện – nam – tử tốt. Như vậy, Quan Thế Âm Bồ Tát chắc chắn phải là nam giới.

Tuy nhiên ở các đời phong kiến thì mọi quyền sinh quyền sát đều nằm trong tay nam giới và nam giới cũng chính là những u muội, lung lay bởi nữ sắc, có thể bị nữ sắc điều khiển. Vì thế để chuyển hóa cái tâm địa xấu xa độc ác và cũng là để cải thiện, xóa bỏ những trụy lạc xa hoa, Quan Thế Âm Bồ Tát đã sự hiện là nữ nhân.

Nguồn gốc, Ý nghĩa ngày vía mẹ Quan Âm

Có rất nhiều huyền thoại về Bồ Tát Quan Âm. Theo một huyền thoại Trung Hoa thì Quan Âm là con gái thứ ba của một nhà vua tên là Diệu Thiện. Lớn lên, dù bị vua cha ngăn cản nhưng công chúa vẫn quyết đi tu. Cuối cùng vua nổi giận, sai đem giết nàng. Diêm vương đưa nàng vào địa ngục, ở đó công chúa biến địa ngục thành Tịnh độ, cứu giúp người hoạn nạn. Diêm Vương thả nàng ra, sau đó nàng tái sinh trên núi Phổ-đà ở biển Đông và trở thành người cứu độ cho ngư dân. Đến khi vua cha bị bệnh nặng, nàng cắt thịt đắp lên chỗ bệnh. Nhà vua khỏi bệnh và nhớ ơn, cho tạc tượng nàng. Tương truyền rằng, vì hiểu lầm ý của nhà vua mà người ta tạc nên bức tượng nghìn tay nghìn mắt, được lưu truyền đến ngày nay.

Xem thêm: Số 13 có ý nghĩa gì?

Tượng Quan Thế Âm Bồ Tát
Tượng Quan Thế Âm Bồ Tát

Tranh tượng thường trình bày Quan Âm dưới nhiều dạng khác nhau, nhưng phổ biến nhất là dạng một vị Bồ Tát nghìn tay nghìn mắt. Có khi Quan Âm ẵm trên tay một đứa bé, có khi một đồng tử theo hầu. Người ta cũng hay vẽ Quan Âm hiện trong mây, hoặc cưỡi rồng trên thác nước. Hình ảnh Quan Âm đứng trên một hải đảo hay trên con cá voi để cứu người bị nạn cũng phổ biến trong nghệ thuật, biển cả tượng trưng cho Luân hồi. Tay Quan Âm thường cầm hoa sen hay bình nước Cam lồ. Quan Âm bồ tát cũng chính là Từ Hàng đạo nhân trong Phong thần diễn nghĩa. Ở Việt Nam, Nguyên phi Ỷ Lan được nhân dân gọi là Quan Âm Nữ, thờ ở Chùa Bà Tấm.

Có không ít người thắc mắc là ngày quan âm ra đời là ngày nào và nên làm gì trong ngày đó. Thực tế, hàng năm cứ đến các ngày 19/02, 19/06, 19/09 thì phật tử khắp nơi lại làm lễ cho ngày vía Quan Âm. Tuy nhiên không có nhiều người hiểu được chính xác ý nghĩa của các ngày này. Cụ thể như sau:

Ngày 19/02 theo lịch âm là ngày Quán Thế Âm Đản Sanh

Ngày 19/06 theo lịch âm là ngày Quan Âm Bồ Tát thành đạo

Ngày 19/09 theo lịch âm là ngày Quán Thế Âm xuất gia

Xem thêm: thủ tục chuyển hộ khẩu

Văn khấn mẹ Quan Thế Âm Bồ Tát

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

Con lạy chín phương trời, mười phương Chư phật, Chư phật mười phương

Nam mô Đại từ, Đại bi Linh cảm Quan Thế Âm Bồ Tát.

Con kính lạy Đức Viên Thông Giáo chủ thùy từ chứng giám.

Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm Canh Tý

Tín chủ con là: ……………………………………….

Ngụ tại: …………………………………………..

Thành tâm đến trước Phật đài, nơi điện Đại bi, kính dâng phẩm vật, hương hoa kim ngân tịnh tài, ngũ thể đầu thành, nhất tâm kính lễ dưới toà sen hồng.

Cúi xin Đức Đại Sỹ không rời bản nguyện chở che cứu vớt chúng con, như mẹ hiền phù trì con đỏ. Nhờ nước dương chi, lòng trần cầu ân thanh tịnh, thiện nguyện nêu cao. Được ánh từ quang soi tỏ, khiến cho nghiệp trần nhẹ bớt, tâm đạo khai hoa, độ cho đệ tử cùng gia đình bốn mùa được chữ bình an, tám tiết khang ninh thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, gia đạo hưng long, mầm tai ương tiêu sạch làu làu, đường chính đạo thênh thang tiến bước.

Cầu gì cũng được, nguyện gì cũng thành.
Cầu gì cũng được, nguyện gì cũng thành.

Cầu gì cũng được, nguyện gì cũng thành.

Tín chủ chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô Quan Thế Âm Bồ tát! (3 lần, 3 lạy).

Lễ cúng ngày vía Quan Âm và những lưu ý khi cúng ngày vía mẹ Quan Thế Âm

Quan Thế Âm Bồ Tát là người nhà Phật, vì vậy lễ cúng ngày vía Quan Âm là những món chay, gồm:

Hương

Hoa hồng, hoa cúc,… các loại hoa màu vàng hoặc màu đỏ

Trái cây: nên chọn những loại trái cây có hình tròn, căng mọng, màu sắc tươi tắn và vẫn còn mới

Bánh kẹo, phẩm oản.

Đĩa xôi chay.

Các món chay cúng ngày vía mẹ Quan Âm

Cùng với việc thực hiện đúng nghi thức cúng trong ngày vía mẹ Quan Thế Âm, các gia chủ cần lưu ý những điều cơ bản sau để tránh phạm phải những điều kiêng kỵ trong thờ cúng:

  • Tuyệt đối không cúng Phật Bà Quan Âm bằng đồ cúng lễ mặn mà phải cúng hoàn toàn bằng đồ chay
  • Ăn mặc chỉnh tề khi cúng và không được nếm thử hay ăn các món cúng
  • Bàn thờ Phật phải luôn được giữ sạch sẽ, gọn gàng và không bám bụi bẩn
  • Không được để đồ cúng đã bị hỏng trên bàn thờ, đồng thời phải thường xuyên thay đồ cúng để thể hiện sự thành tâm và tôn kính đối với Phật bà.
  • Gia chủ nên lau dọn, vệ sinh bàn thờ Phật trước một ngày khi diễn ra lễ cúng để thể hiện sự biết ơn và thành kính, luôn nhớ đến ngày của của Ngài.
  • Đồ cúng sau lễ nên được đem chia cho các thành viên trong gia đình và tuyệt đối không được phép đem chia cho người ngoài để tránh tài lộc bị thất thoát ra ngoài, không còn được giữ lại cho gia chủ. Đặc biệt, đồ cúng sau lễ, gia chủ không được phép vứt bỏ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *